Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Thuốc trị đau dây thần kinh số 5

Còn được biết đến với tên gọi dây thần kinh sinh ba, đây là loại dây thần kinh quan trọng có chức năng chi phối những cảm giác trên vùng mặt, vận động cơ thái dương hàm, cơ nhai và cơ châm bướm trong. Đau dây thần kinh số 5 đôi khi không được nhận biết đúng đắn và phát hiện kịp thời, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Cơ chế hình thành nên chứng đau dây thần kinh số 5 cho đến hiện nay y học vẫn chưa có lời giải thích rõ ràng, thường gọi là vô căn (không tìm thấy nguyên nhân). Nhưng có hai giả thuyết tạm thời lý giải cho điều này, đó là sự bất thường trong hệ thống nhân dây thần kinh số 5, và dây thần kinh số 5 bị mạch máu chèn ép trên đường đi ra khỏi thân não (REZ zone). Đau đột ngột, có thể đau như điện giật trên vùng mặt, đôi khi đau dữ dội hơn. Cơn đau ngắn, từ vài giây tới 1 phút, nhưng vẫn có các trường hợ đau liên tiếp nhau và kéo dài hơn. Đau một bên của mặt, tập trung tại nhưng vùng khu trú của dây thần kinh số 5 (thông thường chỉ đau ở phạm vi 1 trong 3 nh
Các bài đăng gần đây

Vì sao bị đau dây thần kinh liên sườn ?

Đau dây thần kinh liên sườn do nhiều nguyên nhân gây ra, cũng có khi không xác định được nguyên nhân (trường hợp này gọi là đau dây thần kinh liên sườn tiên phát) hoặc không rõ nguyên nhân. Thuật ngữ đau dây thần kinh liên sườn nhằm chỉ các dây thần kinh xuất phát từ đoạn tủy ngực D1-D12. Phân tích theo giải phẫu học, rễ thần kinh tủy ngực được chia thành hai nhánh sau khi qua lỗ ghép, nhánh sau (còn gọi là nhánh lưng) chi phối cơ lưng và da; nhánh trước (còn gọi là nhánh bụng) chi phối cho da và cơ phía trước bụng, ngực, đây chính là dây thần kinh liên sườn.  Sau khi tách khỏi rễ chung thì dây thần kinh liên sườn sẽ cùng với mạch máu tạo thành bó mạch và thần kinh gian sườn nằm ở bờ dưới của mỗi xương sườn. Vì sự liên quan này mà các bệnh lý về cột sống, tủy sống, xương sườn và thành ngực đều có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới dây thần kinh liên sườn. Thêm vào đó, các dây thần kinh liên sườn cũng đồng thời là các dây thần kinh nằm nông nên dễ bị tác động bởi các yếu tố ngoạ

Những cách đơn giản trị đau mỏi toàn thân

Một số nguyên nhân thông thường có thể dẫn đến hiện tượng đau mỏi toàn thân là do vận động quá mức, chơi thể thao cường độ cao, do tư thế nằm ngồi không đúng, do ít vận động hay do thời tiết thay đổi (lạnh sâu hay đi mưa bị ướt),…  Những người làm văn phòng, ngồi trong phòng điều hòa trong thời gian dài và nhiệt độ thấp cũng rất hay gặp phải hiện tượng đau nhức mỏi toàn thân do cơ thể bị nhiễm phong hàn, khí huyết lưu thông kém. Những nguyên nhân này sẽ khiến cho các cơ trên cơ thể bị căng cứng, gây nhức mỏi, khó chịu. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, thông thường là từ 1 – 3 ngày. Khi gặp phải hiện tượng đau nhức mỏi toàn thân người bệnh không nên quá lo lắng. Hãy xem xét lại để xác định xem chính xác nguyên nhân đau nhức mỏi là do đâu. Nếu nguyên nhân chỉ là do vận động quá sức, ngồi, nằm không đúng tư thế hay do thời tiết thay đổi thì việc điều trị là khá đơn giản.  Bạn chỉ cần thực hiện một trong những biện pháp sau, kết hợp với việc n

Tìm hiểu biến đổi của hệ xương khớp theo độ tuổi

Cơ thể chúng ta có 3 giai đoạn: hình thành, phát triển và thoái hóa; xương khớp cũng vậy. Xương khớp phát triển hay thoái hóa là do tỷ lệ của 2 quá trình đối ngược nhưng luôn xảy ra song song: tái tạo và phá huỷ xương. Song chính các hoạt động mà mỗi người đang thực hiện hàng ngày lại gây áp lực làm ảnh hưởng đến cấu trúc và sự bền vững của hệ xương khớp, làm hệ xương khớp ngày một già cỗi và lão hóa. Cấu tạo và biến đổi xương khớp theo độ tuổi Trong phôi thai xương phát triển từ lớp trung bì và phát triển qua 3 giai đoạn: màng, sụn và xương (trừ xương vòm sọ và một vài xương mặt không qua giai đoạn sụn và một phần xương sườn cho đến già vẫn ở tình trạng sụn, không qua giai đoạn xương).  Bộ xương màng ở người hình thành vào tháng thứ nhất của bào thai. Màng biến thành sụn vào đầu tháng thứ hai và được thay thế dần bằng xương ở cuối tháng này của phôi. Sau khi ra đời, quá trình hoá xương còn tiếp tục cho đến khi trưởng thành (nam khoảng 25 tuổi, nữ khoảng 23 tuổi

Chẩn đoán bệnh vôi hóa sụn khớp

Sụn khớp là lớp mô trong suốt, vừa cứng vừa bền dai nhưng lại đàn hồi tốt. Sụn đóng vai trò như lớp đệm bảo vệ, giúp giảm chấn động và tránh sự cọ xát giữa hai đầu xương khi khớp cử động. Tuy quan trọng như vậy, sụn lại không chứa mạch máu hay dây thần kinh nên không được máu nuôi trực tiếp, chỉ tiếp nhận dinh dưỡng thẩm thấu nhờ tổ chức xương dưới sụn, màng hoạt dịch, dịch khớp. Hình ảnh cơ bản của vôi hóa sụn khớp : hiện tượng lắng đọng calci ở sụn khớp và tổ chức xơ – sụn thành một lớp mỏng nhìn thấy trên phim như là được “khảm” vào sụn. Các vị trí thường thấy theo thứ tự như sau: Khớp gối (90%): hình cản quang thành một đường song song với lớp xương dưới sụn và nằm ở khoảng giữa, cách xương 3 - 4 cm. Trên phim chụp nghiêng, đường cản quang thấy ở lồi cầu xương đùi tạo hình 2 đường viền. Hình lắng calci có thể thấy ở sụn chêm (hình tam giác), ở túi dưới cơ tứ đầu đùi của bao hoạt dịch khớp gối. Khớp cổ tay: cản quang ở các khe giữa xương tháp và bán nguyệt, giữa mặt d

Phương pháp điều trị viêm xương hiệu quả

Sinh thiết xương sẽ tiết lộ loại vi trùng gây nhiễm trùng, bác sĩ có thể chọn thuốc kháng sinh đặc biệt tốt cho loại nhiễm trùng. Các kháng sinh thường được sử dụng thông qua tĩnh mạch ở cánh tay trong ít nhất 6 tuần. Các tác dụng phụ có thể bao gồm buồn nôn, ói mửa và tiêu chảy. Các phương pháp điều trị viêm xương là dùng thuốc kháng sinh và phẫu thuật để loại bỏ phần xương bị nhiễm bệnh hoặc chết. Phẫu thuật Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, phẫu thuật viêm tủy xương có thể bao gồm một hoặc nhiều các thủ thuật sau đây: Lấy dịch từ các khu vực bị nhiễm bệnh. Mở khu vực xung quanh xương bị nhiễm bệnh cho phép bác sĩ phẫu thuật lấy mủ hoặc chất dịch đã tích tụ. Phương pháp điều trị viêm xương hiệu quả Lấy bỏ xương và mô bệnh. Bác sĩ phẫu thuật lấy bỏ xương bị bệnh khi có thể, lấy một ít mép xương khỏe mạnh để đảm bảo rằng tất cả các khu vực bị nhiễm bệnh đã được lấy bỏ. Phục hồi lưu lượng máu đến xương. Bác sĩ phẫu thuật có thể ghé

Biểu hiện sai khớp là gì ?

Hõm khớp bị rỗng. Đây là dấu hiệu đặc biệt của sai khớp , nhưng không phải khớp nào cũng có, mà chỉ gặp ở khớp vai, khớp hàm và một phần khớp khuỷu. Nếu người bệnh đi khám muộn thì sẽ khó nhận thấy do sưng nề nhiều. Các dấu hiệu nhận biết sai khớp: Đau do tổn thương rách bao khớp. Giảm hoặc mất hoàn toàn khả năng vận động khớp. Biến dạng toàn chi: Nếu sai khớp vai thì tư thế cánh tay luôn biến dạng hoặc không khép sát vào thân được. Nếu sai khớp háng thì tư thế chi ngắn, gối xoay vào trong, bàn chân bên sai gác lên cổ chân bên lành. Dấu hiệu gồ bất thường do chỏm xương trật ra khỏi hõm khớp. Cử động đàn hồi, còn gọi là dấu hiệu lò xo, chỉ có trong sai khớp, do đầu xương trật ra chỗ khác và bị bó chặt trong khối cân cơ và dây chằng. Dù cố ý kéo hay đẩy khớp về vị trí bình thường thì khớp vẫn bật trở lại tư thế sai. Biểu hiện sai khớp là gì ? Có một số biến dạng đặc biệt: Dấu hiệu gù vai (vai vuông góc) thấy ở sai khớp vai. Dấu hiệu "n